Pháp Luật – Sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng là gì? Giá trị pháp lý giữa sổ đỏ và sổ hồng có giống nhau không? Sổ đỏ hay sổ hồng có giá trị cao hơn?
Sổ đỏ và sổ hồng là hai loại giấy tờ pháp lý thể hiện quyền sử dụng đất và nhà ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sở hữu. Tuy nhiên có nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai cách gọi trên.
Trong bài viết này, AKA REAL sẽ hướng dẫn mọi người phân biệt hai khái niệm “sổ hồng” và “sổ đỏ” cũng như cách phân biệt “sổ hồng”, “sổ đỏ” thật với giả.
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là tên gọi tắt của cụm từ “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” (GCNQSDĐ), còn tên gọi đầy đủ khác nữa theo Luật Đất đai 2013 là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất” có thể hiểu như sau:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đai là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Sổ đỏ còn tên gọi khác giấy đỏ hoặc bìa đỏ.

Sổ hồng là gì?
Pháp luật đất đai và nhà ở không quy định thuật ngữ “Sổ hồng”.
Tương tự đối với “Sổ đỏ”, “Sổ hồng” là cách người dân thường gọi dùng để chỉ Giấy chứng nhận về nhà đất dựa theo màu sắc. Cách hiểu về sổ hồng thay đổi từ khi nghị định 88/2009/NĐ-CP ban hành.
Trước ngày 10/12/2009, ở Việt Nam tồn tại loại Giấy chứng nhận mà bìa có màu hồng dùng để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (thường gọi là Sổ hồng theo mẫu của Bộ Xây dựng) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa màu đỏ – thường gọi là Sổ đỏ theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Từ ngày 10/12/2009, khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo một mẫu thống nhất với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy có thể hiểu trước 2009, “sổ hồng” là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Sau 2009, “sổ hồng” là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng
Như đã đề cập ở trên, sổ hồng và sổ đỏ chỉ khác nhau khi được cấp trước ngày 10/12/2009.
Từ ngày 10/12/2009 thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp một loại Giấy chứng nhận áp dụng trong phạm vi cả nước; nên cách gọi “Sổ hồng” và “Sổ đỏ” dùng để chỉ Giấy chứng nhận được cấp từ ngày 10/12/2009 đến nay là không khác nhau, đều chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với thời gian trước 2009:

Hiện nay, Nhà nước chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Giấy chứng nhận này có màu hồng nên thường được gọi là “sổ hồng”.
Sổ đỏ hay sổ hồng có giá trị pháp lý cao hơn?
Giá trị pháp lý
Sổ hồng và sổ đỏ đều có giá trị pháp lý thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền bao gồm quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Đồng thời, “sổ” chỉ là “giấy” ghi nhận quyền gắn liền với đất đai còn bản thân sổ thì không có giá trị độc lập.
Giá trị thực tế
Giá trị của những tài sản như thửa đất, nhà ở,… quy định giá trị thực tế của sổ đỏ và sổ hồng.
Nghị định 88/2009/NĐ-CP đã quy định thống nhất hai loại giấy nêu trên thành một loại giấy chung có tên gọi: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Tại Luật Đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định là loại giấy cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.
Trường hợp, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp trước ngày 10/12/2009 khi vẫn còn giá trị pháp lý thì sẽ không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nếu có nhu cầu được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong khi đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10/12/2009 thì vẫn sẽ được đổi.
Hiện nay, theo Luật Đất đai 2024 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
+ Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
+ Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của các luật có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật này có giá trị pháp lý tương đương như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Luật này.
Như vậy, dựa vào những quy định và phân tích như trên thì có sự so sánh, phân biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng cụ thể như sau:
Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ QUẢN LÝ BẤT ĐỘNG SẢN AKA REAL
🏫 Trụ sở chính: 110 đường B2, khu đô thị Sala, Thủ Đức, HCM
🏫 Chi nhánh: 130 đường N3C, KĐT The Global City, Thủ Đức, HCM
☎️ Hotline PKD: 0918 82 92 32
🌎 Website: https://akareal.vn/tu-van-luat/
Nguyễn Thị Thanh Diễm